MultiLife cho thuê xe du lịch và tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp
Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.
Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.
Đến Hồ Núi Cốc, thú vị nhất là được đi du thuyền trên hồ, khám phá những đảo đất xinh đẹp nhưng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Lênh đênh hành trình giữa lòng hồ, phong cảnh hồ Núi Cốc giống như bức tranh sơn thủy hữu tình. Xung quanh là những dãy núi nhấp nhô, cây cỏ in bóng xuống mặt hồ xanh biếc tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn lúc hiện, khiến chúng tôi không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp quyến rũ của khu du lịch hồ trên núi. Trong không gian tĩnh lặng, thuyền nhẹ trôi, chúng tôi dường như cảm nhận rõ sự mênh mông của vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại câu chuyện tình thuỷ chung người hóa núi, kẻ nước mắt chảy thành sông.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.
Đến Hồ Núi Cốc, thú vị nhất là được đi du thuyền trên hồ, khám phá những đảo đất xinh đẹp nhưng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Lênh đênh hành trình giữa lòng hồ, phong cảnh hồ Núi Cốc giống như bức tranh sơn thủy hữu tình. Xung quanh là những dãy núi nhấp nhô, cây cỏ in bóng xuống mặt hồ xanh biếc tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn lúc hiện, khiến chúng tôi không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp quyến rũ của khu du lịch hồ trên núi. Trong không gian tĩnh lặng, thuyền nhẹ trôi, chúng tôi dường như cảm nhận rõ sự mênh mông của vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại câu chuyện tình thuỷ chung người hóa núi, kẻ nước mắt chảy thành sông.
Cổng chính Khu du lịch Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Bến thuyền hồ Núi Cốc, nơi du khách dạo chơi trên mặt nước hồ bằng du thuyền thiên nga. Điểm nhấn của Khu du lịch Hồ Núi Cốc là quần thể “Thuyết Nhân Quả” với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 45m trên diện tích hơn 5.000m2 , đã được xác nhận kỷ lục Việt Nam năm 2012. Một bức tượng Phật trong chùa Thiêng Thác Vàng. Du khách trên thuyền du lịch khám phá những đảo đất nhỏ trên hồ Núi Cốc. Tham quan bên trong động Huyền Thoại Cung. Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã xây dựng thêm công viên trò chơi tạo cảm giác mạnh, hấp dẫn dành cho khách du lịch... ...và là nơi các bạn trẻ tận hưởng trò chơi cảm giác mạnh khi đến thăm khu du lịch này. Du khách tham gia câu cá Sấu tại Khu du lịch. Du khách tham quan và chiêm ngưỡng sân khấu nhạc nước rộng khoảng 1ha với cột nước cao trên 40m. |
Sau một giờ đồng hồ ngồi thuyền khám phá vùng lòng hồ, chúng tôi lên bộ thăm Công viên vui chơi giải trí. Một trong những điểm nhấn ở đây là quần thể “Thuyết Nhân Quả”, nơi được mô phỏng theo mô hình “Chùa Thiêng Thác Vàng nằm trong lòng Phật”. Tham quan bên trong chùa Thiêng Thác Vàng, ấn tượng nhất là nghệ thuật điêu khắc của những bức tượng phù điêu gắn trên tường. Mỗi bức phù điêu có diện tích khoảng 25-30m2, thể hiện triết lí nhà Phật trong thuyết Nhân Quả. Toàn bộ khu chính điện, tam quan, tam bảo, nhà thờ tổ nằm dưới đài sen tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sừng sững giữa núi rừng, hướng mặt ra vùng lòng hồ. Đây là một trong những pho tượng Phật đã được xác nhận kỷ lục Việt Nam năm 2012, có chiều cao 45m, đường kính chiều ngang của đài sen rộng 37m. Với ý nghĩa trong Phật có chùa, trong chùa có Phật, Chùa Thiêng Thác Vàng là điểm nhiều du khách thập phương lựa chọn trong dịp du xuân chiêm bái đầu năm.
Vòng quanh các điểm tham quan: Vườn động vật hoang dã; Động huyện thoại chuyện tình Ba Cây Thông; Động thế giới Cổ tích và Âm Phủ với những mê cung huyền ảo, các câu chuyện cổ tích được khắc trên vách đá với nhiều hình thù độc đáo, chúng tôi quay trở về khu Sân khấu nhạc nước.
Sân khấu biểu diễn nhạc nước Hồ Núi Cốc có tổng diện tích 1ha với cột nước cao trên 40m được đánh giá là một trong những sân khấu nhạc nước hiện đại nhất được đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Những giai điệu về huyền thoại Hồ Núi Cốc, chuyện tình nàng Công chàng Cốc và địa danh Thái Nguyên thủ đô gió ngàn…được thể hiện bởi 100 loại hình khác nhau của các cột nước đem lại cho chúng tôi những giây phút sảng khoái khi kết thúc hành trình khám phá vẻ đẹp kì thú của khu du lịch Hồ Núi Cốc./.