Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Cho thuê xe 7, 16 chỗ đi chùa hương

Giá cho thuê xe du lịch 7, 16 chỗ đi trong ngày lần lượt là: 1.200.000 và 1.500.000
Hotline: 0973.819.928 - 0168.994.5685
Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Và nếu đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về Du Lịch Chùa Hương.
 >> Cho thuê xe 35, 45 chỗ đi Chùa Hương
>> cho thuê xe cưới

Đi Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.
Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Phượt Chùa Hương

Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.

Tour Du Lịch Chùa Hương

Vì là làm Guide nên mình nắm khá rõ giá tour đi Chùa Hương. Từ Hà Nội có nhiều công ty có tour đi Chùa Hương hàng ngày. Giá giao động từ 550.000 đến 650.000 với tour ghép và khoảng 1.000.000 với khách đi lẻ. Vào mùa lễ hội có thể tăng hơn 1 chút.
Le hoi chua huong Du lịch Chùa Hương Di chua huong Du lịch Chùa Hương

Cho thuê xe 16, 29 chỗ đi Đền Hùng Phú Thọ 1 ngày

Giá cho thuê xe 16, 29 Chỗ áp dụng đi trong ngày là: 1.800.000 và 3.000.000

HotLine: 0973.819.928 - 0168.994.5685

Công ty MultiLife cho thuê xe đi đền hùng cam kết giá rẻ nhất ở tại hà nội

Để công ty chúng tôi mang lại cho quý khách một dịch vụ cho thuê xe ngày càng hoàn hảo hơn nữa. mọi thông tin góp ý cho dịch vụ cho thuê xe du lịch và cũng như các dịch vụ cho thuê xe cưới của công ty chúng tôi quý khách vui lòng gửi vào hòm thư sau:  chothuexe102@gmail.com Hoặc quý khách có thể gọi điện trực tiếp tới ban điều hành xe tại công ty chúng tôi theo số điện thoại sau: 0973 819 928 Chúng tôi luôn luôn lắng nghe những thắng mắc và góp ý của khách hàng...!!!

Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3"
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

>> cho thue xe cưới
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145 m. Ba đỉnh núi: núi Hùng, núi Vặn, núi Trọc theo truyền thuyết là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như:
Cổng đền
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ
Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.
Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.



Đền Thượng và Lăng Hùng Vương
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).
Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắpngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữnhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).


Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh)
Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.
Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.
Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:
- Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.
- Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Cho thuê xe đi Côn Sơn Kiếp Bạc

Giá cho thuê xe 16, 29, 35 ,45 Chỗ Đi Côn Sơn Kiếp Bạc Mùa Lễ Hội 2014
Giá: 2.500.000 - 3.300.000 - 4.000.000 - 4.500.000

HotLine: 0973.819.928 - 0168.994.5685

Công ty MultiLife cho thuê xe đi côn sơn kiếp bạc cam kết giá rẻ nhất ở tại hà nội

Để công ty chúng tôi mang lại cho quý khách một dịch vụ cho thuê xe ngày càng hoàn hảo hơn nữa. mọi thông tin góp ý cho dịch vụ cho thuê xe du lịch và cũng như các dịch vụ cho thuê xe cưới của công ty chúng tôi quý khách vui lòng gửi vào hòm thư sau:  chothuexe102@gmail.com Hoặc quý khách có thể gọi điện trực tiếp tới ban điều hành xe tại công ty chúng tôi theo số điện thoại sau: 0973 819 928 Chúng tôi luôn luôn lắng nghe những thắng mắc và góp ý của khách hàng...!!!
---------------------------------------------------------
Du khách thập phương đến với Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương, trước hết vì đây là một vùng danh lam cổ kính nổi tiếng. Khoảng 600 năm trước, Nguyễn Phi Khanh (thân phụ Nguyễn Trãi) đã mô tả nơi đây: "Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày, hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới" (Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem).
>> Cho thuê xe 16, 29 đi Côn Sơn Kiếp Bạc
>> cho thue xe cưới
Đi dưới những rặng thông xanh mát vào Côn Sơn, thấy lòng yên ắng lạ. Ảnh: Lam Linh.
Ngày nay, di tích Côn Sơn được tu tạo và bổ sung thêm nhiều nét mới, khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng và huyền diệu. Du khách đến Côn Sơn vào bất cứ mùa nào cũng thấy không khí mát lành, bởi nơi đây có thảm thực vật lý tưởng. Vào những ngày đầu xuân mưa lất phất, cây cối đua nhau nảy lộc, trời đất Côn Sơn hòa quyện với nhau. Đi dưới mặt đất mà tay như với được những áng mây bồng bềnh. Leo lên sườn núi, bước chân du khách lẫn trong mây.
Đã đến Côn Sơn, du khách không thể không leo lên sườn núi Kỳ Lân thơ mộng. Tương truyền, vào một sớm mùa thu, có một số thi nhân rẽ cỏ, vén hoa tìm đường lên núi. Trên đường đi, họ nghe như có tiếng nói cười lao xao từ đỉnh núi vọng xuống. Nhưng đến nơi tịnh không một bóng người, chỉ thấy một bàn cờ đang đánh dở. Đứng ở đỉnh núi cao giữa bao la đất trời, mọi người cho rằng các tiên đã xuống đây chơi cờ, múa hát, khi thấy người vội bỏ đi không kịp mang theo bàn cờ. Vì thế, đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên.
163881-1677612735690-7295447-n-137765489Trên mảnh trời xanh. Ảnh: Lam Linh.
Còn sườn bên phải núi Kỳ Lân, nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học, nay vẫn còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn mà nhân dân địa phương thường gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá "năm gian" (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.
Kiếp Bạc nằm trên một khu đất bằng giữa thung lũng núi Rồng. Tam quan đền Kiếp Bạc như bức cuốn thư "Lưỡng long chầu nguyệt" bề thế. Hơn 700 năm trước, đây là nơi Trần Hưng Đạo hội quân sau chiến thắng. Ngày trên sông đông vui. Đêm về trên sông càng tưng bừng. Đèn treo, hoa kết, mở hội hoa đăng trong mấy ngày liền. Người ta thả đèn, thả những khúc chuối trên cắm nến và vàng hoa. Đèn màu xanh đỏ, nến sáng bập bùng, trôi nổi theo con sóng xuôi về biển. Người xem hội như được trở về chốn cũ vườn xưa với những danh tướng, những binh sĩ đời Trần.
166623-1677620655888-1645221-n-137765489Khu Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Ảnh: Lam Linh.
Đền Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu). Thời Trần, nơi đây là bến Bình Than. Đi thuyền trên sông Bình Than lịch sử, giữa dòng, còn đó cồn cát dài 200m, gọi là Cồn Kiếm, do Trần Hưng Đạo để lại thanh kiếm báu cho đời sau giữ gìn Tổ quốc. Sau lưng đền Kiếp Bạc, là núi Trán Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào ba bề ôm lấy Kiếp Bạc hùng vĩ.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Cho thuê xe 45 chỗ đi Thung Nai Hòa Bình

Giá cho thue xe du lich 45 Chỗ áp dụng cho 2 ngày 1 đêm là: 5.500.000
HotLine: 0973 819 928
Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao phong - Hòa bình . Nằm cách thị xã Hoà bình 25km và cách HN khoảng 110km. Cái tên Thung Nai là do xưa kia tại thung lũng này Nai về hàng bầy, thời hoang vu rậm rạp đó xa lắm rồi. Thung Nai cũng là nơi có đền thờ Bà chúa Thác Bờ nổi tiếng, Bà chúa cai quản cả một dọc Tây Bắc , ngược thượng lưu là các xứ Mường Hoà bình, xứ Thái Sơn la Lai châu . . .
Xưa, khi sông Đà chưa ngăn dòng thì Thác Bờ - ghềnh Hoa rất hiểm trở, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều ở đây nên lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. Khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, lên tận lưng chừng những đỉnh núi tạo nên các đảo nhỏ rất đẹp ! Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người Mường. Đây cũng chính là một trong những xứ Mường nổi tiếng của đất Hòa bình - Mường Thàng .
 
Thung Nai - Hạ Long trên Sông Đà

Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao phong - Hòa bình. Nằm cách thị xã Hoà bình 25km và cách HN khoảng 110km. Cái tên Thung Nai là do xưa kia tại thung lũng này Nai về hàng bầy, thời hoang vu rậm rạp đó xa lắm rồi.
  Thung Nai cũng là nơi có đền thờ Bà chúa Thác Bờ nổi tiếng, Bà chúa cai quản cả một dọc Tây Bắc, ngược thượng lưu là các xứ Mường Hoà bình, xứ Thái Sơn la Lai châu . . . Xưa, khi sông Đà chưa ngăn dòng thì Thác Bờ - ghềnh Hoa rất hiểm trở, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều ở đây nên lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, lên tận lưng chừng những đỉnh núi tạo nên các đảo nhỏ rất đẹp ! Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người Mường. Đây cũng chính là một trong những xứ Mường nổi tiếng của đất Hòa bình - Mường Thàng. Đường vào Thung Nai đi lối cảng Bình thanh, bám dọc theo sông Đà, uốn lượn lên xuống với hơn 10km ta đến trung tâm xã là hết đường xe, tại đây có một bến thuyền khá to.

Thung Nai có rất nhiều điểm để tham quan, khám phá và nghỉ ngơi thư giãn như: Muốn đi rừng ta có thể vào Bản Mu, một bản của người Mường nằm trong thung lũng giữa những cánh rừng rậm rạp. Muốn chơi lòng hồ ta xuống bến đi thuyền .Có thể thăm các đảo hoang không dấu chân người trên sông Đà hay bồng bềnh trên sóng nước thả câu nhàn cư Lã Vọng.
du-lịch-thung-nai-hòa-bình
Từ bến đi thuyền vào Đền Bà Chúa Thác Bờ chỉ mất 30'''' . Ngồi trên thuyền ta như lạc vào cõi đảo đá Hạ long do thiên nhiên ban tặng, có rất nhiều đảo nổi như thế với vô số hình thù tha hồ tưởng tượng. Thật hữu tình, thơ mộng mãn nhãn !!! Quanh chân Đền dưới sông là các bè cá. Cách Đền Bà Chúa 10'''' đi thuyền ta đến một cái Hang rất đẹp - Hang Bờ . Nếu nước dâng cao có thể đi thuyền vào tận trong hang để xem , nước cạn lội bộ trong lòng hang , đi trên những cây tre được kết làm cầu khỉ !

Từ Đền Thác Bờ đi thuyền khoảng 1h ta đến Ngòi Hoa. Một cái tên nghe thơ mộng ?! Ở đó có những bản Mường khá nguyên sơ , do địa hình chia cắt nên các bản ở đây biệt lập với bên ngoài , phương tiện duy nhất đi lại là thuyền .Tuy cách thuỷ điện SĐ có 20km nhưng chưa có điện ?! Mỗi bản là một chòm núi hay ốc đảo chơ vơ. Có thể nghỉ lại nhà dân với món đặc sản Lợn Mường ( lợn ở đây rất ngon , thả rông chỉ ăn ngô và rau rừng ).
du-lịch-thung-nai-hòa-bình
Trên đây là giới thiệu về một điểm DL sinh thái ở Hoà bình. Tại Thung Nai không có nhà nghỉ , hàng ăn cũng không có. Muốn nghỉ lại đấy ta thuê bè cá của dân chài hoặc vào nhà đồng bào tại Đền xin nghỉ tạm , khách đi lễ vẫn hay nghỉ cách đấy. Mới có một khu của quân đội làm một cái nhà nghỉ ở 1 hòn đảo trên đường từ bến thuyền vào Đền. Ở cũng khá được , họ còn làm món cá xông khói, cá sông Đà nhưng công nghệ của Nga, ăn rất ngon , nhất là uống với bia hợp vị lắm !

Tour du lịch cuối tuần Thung Nai Hòa Bình này dành cho ai thích cả sông nước lẫn rừng núi. Cảnh đẹp. Đặc biệt ngắn ngày, không cần nhiều thời gian. Đi 1 ngày cũng được, mà 2 ngày thì chơi nhiều hơn. Chi phí rẻ, dân dã. Đường rất dễ đi, cảnh đẹp, nếu biết tìm hiểu thì có đồ ăn ngon, người Mường ở đây cũng nhiều điều thú vị !

Cho thuê xe 35, 45 chỗ đi Chùa Hương

Giá cho thuê xe du lịch 35, 45 chỗ đi trong ngày lần lượt là: 2.700.000 và 3.400.000
Hotline: 0973.819.928 - 0168.994.5685
Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Và nếu đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về Du Lịch Chùa Hương.
>> cho thuê xe đi đền hùng
>> du lịch Chùa Hương
>> Cho thuê xe 16, 29 chỗ đi Chùa Hương
>> cho thuê xe cưới

Đi Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.
Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Phượt Chùa Hương

Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.

Tour Du Lịch Chùa Hương

Vì là làm Guide nên mình nắm khá rõ giá tour đi Chùa Hương. Từ Hà Nội có nhiều công ty có tour đi Chùa Hương hàng ngày. Giá giao động từ 550.000 đến 650.000 với tour ghép và khoảng 1.000.000 với khách đi lẻ. Vào mùa lễ hội có thể tăng hơn 1 chút.
Le hoi chua huong Du lịch Chùa Hương Di chua huong Du lịch Chùa Hương

Cho thuê xe 7, 16 chỗ đi Tràng An Ninh Bình

Giá cho thuê xe du lịch 7, 16 chỗ đi trong ngày lần lượt là: 1.400.000 và 1.800.000
Hotline: 0973 819 928 - 0168 994 5685
Tràng An là một khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tặng một cách tự nhiên. Cảnh đẹp Tràng An bao gồm các dãy núi uốn lượn bao quanh các dòng Suối nước tự nhiên, tạo nên vô vàn các hang động kỳ ảo, huyền bí. Ngồi trên thuyền bạn sẽ được khám phá các hang động xung quanh, lặng thầm ngắm nhìn những cánh đồng lúa hai bên dòng suối. Một không gian thiên nhiên vô cùng đẹp cứ mở dần ra trước mắt bạn. Sống ở Việt Nam bạn phải một lần đến với Tràng An.
\>> Cho thuê xe 16 chỗ
>> Cho thuê xe cưới

Nhà nghỉ ở Tràng An

Nếu bạn đi hai ngày và muốn lưu trú, bạn có thể liên hệ quán Thiên Trường ở trên. Quán này cũng có dịch vụ lưu trú giá rẻ và bình dân ở Tràng An. Còn nếu muốn khách sạn thì bạn vào trong thành phố Ninh Bình.

Ăn Uống tại Tràng An

Bạn có thể đặt ăn tại ngay khu du lịch Tràng An, hoặc ăn ở các quán ăn ven đường từ Hoa Lư ra Tràng An (nhớ đặt đặc sản Dê Núi nhé). Cá nhân mình gợi ý bạn ăn ở quán Thiên Trường 098.944.1975. Mình đặt tour cho khách cũng thường đặt ở đây. Ăn uống ngon và vừa giá. Nếu bạn muốn giá tốt và hợp lý có thể liên hệ mình.

Kết hợp du lịch bụi Tràng An và các điểm khác

Có hai điểm bạn có thể kết hợp với Tràng An đi trong một ngày đó là: Bái Đính và Hoa Lư. Nếu đi Bái Đính thì sẽ phải đi sớm (Bái Đính là một quần thể chùa rất rộng và đi rất mất thời gian). Từ Hoa Lư sang Tràng An khá gần (khoảng 1 – 2km).

Giá vé thắng cảnh Tràng An

Đồng hạng 100.000 VND cho 1 người đi hết tuyến đò. Thông thường đi hết tuyến đò Tràng An khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Khoảng 4 đến 5 người / đò

Lưu ý khi đi Tràng An

  • Nếu bạn không biết bơi thì nên thuê áo Phao
  • Khi mua bất kỳ đồ ăn thức uống nào, phải hỏi giá trước khi mua (hỏi cụ thể).

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Cho thuê xe đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông

Công ty du lịch MultiLife chuyên cho thuê xe đi đền mẫu Âu Cơ, cho thuê xe đi đền Đông Cuông từ Hà Nội với giá ưu đãi dành cho Quý khách hàng lần đầu tiên đến với dịch vụ cho thuê xe du lịch tại MultiLife.

http://static.panoramio.com/photos/original/48236654.jpg
0973 819 928 - 0168 994 5685

BÁO GIÁ THUÊ XE ĐI ĐỀN MẪU ÂU CƠ - ĐỀN ĐÔNG CUÔNG

Số chỗ ngồi
Loại xe
Giá ( tham khảo)
4 chỗ
Altis, Cruze, Honda Civic…
Call
7 chỗ
Toyota Innova, Ford Everest
Call
16 chỗ
Ford Transit, Mecedes Spinter
4.300.000
24 chỗ- 29 chỗ
Huyndai County
6.300.000
35 chỗ
 Samco,Aero Town
7.200.000
45 chỗ
Huyndai Aero Space, Hi-Lass, Univer
8.200.000

Xuất phát từ: Trung tâm Hà nội (có thể đón tại địa điểm khác tại nội thành Hà nội, ngoại thành tính giá khác)
Địa điểm đến: Địa điểm trong chương trình (quý khách có thể thông báo địa điểm khác cho chúng tôi)

Chúng tôi chuyên cho thuê xe đi đền mẫu Âu Cơ, Đông Cuông - Hà Nội với những loại xe sau :
- Cho thuê xe 4 chỗ đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông : Toyota Altis , Honda Civic , Daewoo Lacetti , KIA Forte , Daewoo Gentra, Chevrolet Lacetti , Chevrolet Cruze …
- Cho thuê xe 7 chỗ đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông : Toyota Innova G , Ford Everest, Toyota  Fotuner, Isuzu Hilander, Huyndai  Santafe, Toyota Lancruiser .
- Cho thuê xe 16 chỗ đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông: Ford Transit, Mercerdes Sprinter
- Cho thuê xe 29 chỗ đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông : Huyndai County
- Cho thuê xe 35 chỗ đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông : Aero Town, Isuzu Samco
- Cho thuê xe 45 chỗ đi đền mẫu Âu Cơ, đền Đông Cuông : Huyndai Hi-Lass, Huyndai Space , Huyndai Univer.

Đền mẫu Âu Cơ:
-    Đền Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay
-    Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý như tượng Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá. Khu vực đền là một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m và chiều rộng khoảng 150m với tường cao bao quanh.


-    Ngày lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày Tiên giáng mùng 7 tháng Giêng. Dân trong vùng từ lâu đã có câu ca lưu truyền: Mùng bảy trong tiết tháng Giêng, Dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời....
-    Lễ hội có lễ tế Thành Hoàng ở đình, rước kiệu từ đình vào đền, lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày liên tục từ mùng 7-9 tháng Giêng. Ngoài đền diễn ra các trò chơi dân tộc như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm… Ngày thứ ba là lễ rước kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lẽ hội chào mừng Tiên giáng.
-    Các ngày lễ khác trong năm: ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, ngày Tiên thăng 25 tháng Chạp


Đền Đông Cuông:
-    Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện một năm gặp nhiều may mắn...


-    Những ngày đầu xuân này, du khách thập phương đổ về huyện Văn Yên không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của mùa xuân ở vùng Tây Bắc mà còn để tham dự lễ hội Đền Đông Cuông. Về đây, du khách như được sống lại những giờ phút lịch sử với lễ mổ trâu khao quân, lễ rước Mẫu sang sông và cùng tham gia các trò chơi dân gian như đánh đu, ném còn, kéo co... Nằm bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, Đền Đông Cuông có dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống với mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Cho thuê xe cưới Honda Civic giá rẻ

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE CƯỚI HONDA CIVIC hàng đầu tại Hà Nội 


Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều cặp đôi chọn thuê xe cưới Honda Civic cho ngày vui trọng đại của mình là một xu thế tất yếu.
MultiLife xin giới thiệu tới Quý khách hàng dịch vụ Cho thuê xe cưới Honda Civic đi nội thành , THUÊ XE CƯỚI HONDA CIVIC đi ngoại tỉnh theo yêu cầu khách hàng .
MultiLife xin giới thiệu lịch trình cho thuê xe cưới Honda Civic tới Quý khách hàng :
Lịch trình : Nhà trai - Nhà gái - Nhà Trai - Nhà hàng (không chờ tiệc: 4 tiếng/ca)
                  
Nhà trai - Nhà gái - Nhà Trai - Nhà hàng - Nhà Trai (có chờ tiệc: 6 tiếng/ca)
Ca sáng: 
không chờ ăn tiệc : 07h00 - 11h00. Nếu Nếu có chờ ăn tiệc chỉ áp dụng thuê xe sơm và kết thúc lúc 12h.
Ca chiều: 
không chờ ăn tiệc: 12h30 - 16h30. Nếu có chờ ăn tiệc: 12h30 - 18h30

BẢNG GIÁ CHO THUÊ XE CƯỚI HONDA CIVIC GIÁ RẺ:

Nội thành không chờ tiệc: 1.100.000đ
Nội thành có chờ tiệc: 1.300.000đ
Đi ngoại tỉnh vui lòng gọi: Hotline  0973.819.928 để được giá tốt nhất

Với kiểu dáng thiết kế của xe cưới Honda Civic mang đậm phong cách châu Âu trong từng đường nét. Dàn ngoại thất của Honda Civic không hề thua kém gì so với những dòng xe hạng sang... Kết hợp với nội thất cao cấp bên trong, xe cưới Honda Civic hứa hẹn mang lại sự phục vụ tốt nhất cho ngày cưới trọng đại của bạn .
Thuê xe cưới Honda Civic
 Thuê xe cưới Honda Civic tại Hà Nội

Lưu ý khách hàng khi thuê xe cưới Honda Civic :
- Giá do Cty MultiLife đưa ra đã bao gồm: Phí xăng xe, cầu đường, lương lái xe, bảo hiểm.
- Giá có thể thay đổi tùy vào thời điểm.
- Giá do
Cty MultiLife đưa ra chưa bao gồm Thuế VAT 10% và chi phí phát sinh ngoài chương trình.
- Quý khách có thể gọi điện trực tiếp đến văn phòng của
Cty MultiLife để được tư vấn và báo giá chính xác nhất, yêu cầu của khách hàng.

Ngoài cho thuê xe cưới Honda Civic, Cty MultiLife còn cho thuê xe du lịch Honda Civic :
THUÊ XE HONDA CIVIC THEO CHUYẾN
-        Đi Sân bay:
Thời gian : 3h/ca xe; km sử dụng: 70km/chuyến
Giá: 600.000đ
-         Đi nội thành (City):
Thời gian : 07h – 17h; (Áp dụng trong nội thành Hà Nội cũ) km sử dụng: 100km/ngày
Giá: 1.100.000đ
-         Đi ngoại tỉnh:
Thời gian : 06h – 18h; giới hạn: 200km/chuyến
Giá 1.300.000đ
-         Đi du lịch:
Thời gian : theo yêu cầu; giới hạn: theo từng điểm du lịch vui lòng Call: 0915.606.550

THUÊ XE HONDA CIVIC THEO THÁNG
-        Thời gian: 7h30 – 17h30/ngày
-         Số ngày làm việc: 26 ngày/tháng. (Từ thứ 2 - thứ 7)
-         Km sử dụng: 2.600km/tháng
-         Số ngày làm việc: 22 ngày/tháng. (Từ thứ 2 - thứ 6)
-         Km sử dụng: 2.200km/tháng
Báo giá bao gồm: Lái xe, xăng dầu
Giá chưa bao gồm: VAT, các khoản phát sinh ngoài lịch trình, ngoài giờ, km vượt.
Mọi chi tiết Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty MultiLife để nhận được giá thuê xe cưới Honda Civic tốt nhất cũng như tư vấn thuê xe cưới hoàn toàn miễn phí :
Công ty CP Thương Mại Dịch Vụ MultiLife Việt Nam
Số 35 ngõ 23 Trần phú, Hà Đông - Hà Nội
Hotline: 0973 819 928 - 0168 994 5685